Quần đảo Tây Sa / 西沙群島
-------------------------
大粵民國對東沙群島、西沙群島、中沙群島、南沙群島嘅主權聲明同行政隸屬公告
topic-t2259.html大粵民國臨時政府對東沙群島嘅主權聲明!
topic-t1414.html大粵民國臨時政府對西沙群島同中沙群島嘅主權聲明!
topic-t1415.html大粵民國臨時政府對南沙群島嘅主權聲明!
topic-t2262.html-------------------------
Các đảo tranh chấp
Quần đảo Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa.
Địa lý
Vị trí Biển Đông
Tọa độ 16°30′B 112°00′Đ / 16.5, 112
Tổng số đảo 16
Các đảo chính Đảo Hòn Đá, Đảo Cây, Đảo Phú Lâm
Đường bờ biển 518 kilômét (322 mi)
Điểm cao nhất Chưa được đặt tên ở đảo Hòn đá
14 mét (46 ft)
Quốc gia quản lý
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Tỉnh Hải Nam
Tranh chấp giữa
Việt Nam
thành phố Đà Nẵng
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Tỉnh Hải Nam
Trung Hoa Dân Quốc
thành phố Cao Hùng
Dân cư
Dân số quân đội, chưa có người định cư lâu dài (vào năm 2008)
Quần đảo Hoàng Sa có nghĩa là "cát vàng" (tiếng Anh: Paracel Islands); là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông (xem Đảo Biển Đông). Quần đảo nằm cách miền trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách Cù lao Ré (đảo Lý Sơn) của Việt Nam khoảng 200 Hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý.
Ngày xưa quần đảo này đã mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo với mực nước thủy triền lên xuống nên số lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Giáo sư Sơn Hồng Đức cho số lượng là 120 đảo; sách cổ Việt Nam trong những thế kỷ trước đây cho biết có 130 đảo.
Mục lục
[ẩn]
1 Địa lý
1.1 Khoảng cách đến đất liền
1.2 Bảng tọa độ địa lý
2 Nhóm An Vĩnh
3 Nhóm Trăng Khuyết
4 Các bãi ngầm chính
4.1 Trong vùng gần Nhóm An Vĩnh
4.2 Trong vùng gần Nhóm Trăng Khuyết
5 Khí tượng
5.1 Lượng mưa
5.2 Độ ẩm
5.3 Bão Biển Đông
6 Địa từ
7 Lịch sử
7.1 Trước thời Pháp thuộc
7.2 Thời Pháp thuộc
7.3 Sau thời Pháp thuộc
8 Tranh chấp chủ quyền
9 Vai trò của Hoàng Sa đối với Đông Nam Á
9.1 Việt Nam
9.2 Philippines
10 Tổ chức hành chính
10.1 Việt Nam
10.2 Trung Quốc
11 Các nghiên cứu và tài liệu
12 Ghi chú
13 Tham khảo
14 Xem thêm
15 Liên kết ngoài
[sửa] Địa lý
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm An Vĩnh (Amphitrite) phía đông bắc và nhóm Nguyệt Thiềm (Crescent) lui về phía tây nam
Tọa độ địa lý: từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc, từ 111°00′ đến 113°00′ Đông
Chu vi bờ biển: khoảng 518 km
Khí hậu: nhiệt đới
Độ cao: chỗ thấp nhất 0 m (biển Đông), chỗ cao nhất 14 m (địa điểm chưa có tên ở đảo Rocky)
Tài nguyên: thiếu
Nguy hiểm tự nhiên: bão
Tên các đảo (huyện đảo Hoàng Sa): chia thành hai nhóm An Vĩnh và Trăng Khuyết.
[sửa] Khoảng cách đến đất liền
Về khoảng cách đất liền, quần đảo Hoàng-Sa nằm gần Việt Nam nhất.
Khoảng cách từ đảo Tri Tôn (15°47'N, 111°12'E) tới Lý Sơn hay Cù lao Ré (15°22'N, 109°07'E) là 2 độ 03 phút trên thước đo khoảng cách vĩ độ, tức chỉ có 123 hải lý.
Nếu lại lấy toạ độ (Lý Sơn 15°23.1'N, 109°09.0'E) từ trong bản tuyên-cáo đường cơ-sở nội-hải của chính-quyền CHXHCN Việt-Nam (Declaration on Baseline of Territorial waters, 12 tháng 11 năm 1982) thì khoảng cách đến bờ Cù-lao Ré thu ngắn lại dưới 121 hải-lý.
Từ đảo Tri-Tôn này đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan 15°14'N, 108°56'E) tức đất liền lục-địa Việt-Nam, khoảng cách đo được 135 hải-lý.
Trong khi đó, khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý (đảo Hoàng Sa - 16°32N, 111°36 E và Ling-sui Pt hay Leong-soi Pt - 18°22 N, 110°03 E).
Khoảng cách từ Hoàng Sa tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn rất nhiều, tối thiểu là 235 hải lý.
Nếu người Trung Hoa dùng "bãi đá ngầm" (North Reef) làm chuẩn để đo đến bờ "đảo" Hải Nam tại Ling-sui Pt, thì khoảng cách là: 112 hải lý. Song điều này không thể là một lý lẽ tranh cãi trên trường quốc tế vì đá ngầm không có giá trị như đảo trong việc chuẩn định ranh giới.
[sửa] Bảng tọa độ địa lý
Toạ độ địa lý các đảo và đá ngầm
Tên ghi trên hải đồ
(tiếng Anh) Tên tiếng Việt Tên tiếng Hán Toạ độ địa lý
(B=Bắc; Đ= Đông)
Adddington Patch Bãi Addington - 15°36′ B – 114°25' Đ
Amphitrite Group Nhóm An Vĩnh
Tuyên Đức Xuande Qundao
(Tuyên Đức quần đảo) 16°53' B – 112°17' Đ
Antelope Reef Bãi ngầm Sơn Dương Lingyang Jiao
16°28' B – 111°34' Đ
Balfour Shoal Bãi Balfour - 15°27' B – 114°00' Đ
Bangkok Shoal Bãi Vọng Các - 16°00' B – 114°05' Đ
Bassett Shoal Bãi Basett - 15°27' B – 114°10 Đ
Bombay Reef Đá Bông Bay Langua Jiao
16°02' B – 112°32' Đ
Bremen Bank Bãi ngầm Bremen Binmei Tan
16°18' B – 112°28' Đ
Carpenter Bank Bãi Carpenter - 16°03' B – 114°10' Đ
Cathay Shoal Bãi Cathay - 15°55' B – 113°58' Đ
Cawston Shoal Bãi Cawston - 15°31' B – 113°46' Đ
Crescent Group Nhóm Trăng Khuyết
Nguyệt thiềm (Lưỡi Liềm) Yongle Qundao
(Vĩnh Lạc Quần đảo) 16°31' B – 111°38' Đ
Discovery Reef Đá Lồi Huaguang Jiao
16°14' B – 111°41' Đ
Drummond Island Đảo Duy Mộng Jinqing Dao
(Tấn Khanh đảo) 16°28' B – 111°44' Đ
Duncan Islands Đảo Quang Hòa Đông
Đảo Quang Hòa Tây Chenhang Dao
(Sâm/Thâm Hàng đảo) 16°27' N – 111°42' Đ
Egeria Bank Bãi Egeria - 16°01' B – 114°56' Đ
Hand Shoal Bãi Hand - 15°59' B – 114°38' Đ
Hardy Patches Bãi Hardy - 16°05' B – 114°46' Đ
Herald Bank Bãi Herald Songtao Tan
15°44' B – 112°14' Đ
Howard Shoal Bãi Howard - 15°51' B – 114°47' Đ
Learmonth Shoal Bãi Learmonth - 15°42' B – 114°40' Đ
Lincoln Island Đảo Linh Côn Dong Dao
(Đông đảo) 16°40' B – 112°44' Đ
Macclesfield Bank Bãi Macclesfield Zhongsha Qundao
(Trung Sa Quần đảo) 15°50' B – 114°20' Đ
Middle Island Đảo Trung Zhong Dao
(Trung đảo) 16°57' B – 112°19' Đ
Money Island Đảo Quang Ánh Jinyin Dao
(Kim Ngân đảo) 16°50' B – 112°20' Đ
North Island Đảo Bắc Bei Dao
(Bắc đảo) 16°58' B – 112°18' Đ
North Reef Cồn Bắc Bei Jiao
(Bắc tiêu) 17°06' B - 111°30' Đ
Observation Bank Cồn Quan sát Yin Yu
16°35' B – 111°42' Đ
Paracel Islands Quần đảo Hoàng Sa Xisha Qundao
(Tây Sa Quần đảo) 16°30' B – 112°15' Đ
Passu Keah Đảo Bạch Quỷ Panshi Yu
(Bàn Thạch dữ) 16°03' B – 111°47' Đ
Pattle Island Đảo Hoàng Sa Shanhu Dao
(San Hồ đảo) 16°32' B – 111°36' Đ
Pyramid Rock Hòn Tháp Gaojianshi
16°34' B – 112°38' Đ
Robert Island Đảo Hữu Nhật Ganquan Dao
(Cam Tuyền đảo) 16°31' B – 111°34' Đ
Rocky Island Đảo Hòn Đá Shi Dao
(Thạch đảo) 16°51' B – 112°21' Đ
Scarbrough Bank Bãi Scarborough Huangyan Dao
15°08' B – 117°46' Đ
Siamese Shoal Bãi Xiêm La Ximen Ansha
15°58' B – 114°04' Đ
Smith Shoal Bãi Smith Meixi Ansha
15°27' B – 114°12' Đ
South Island Đảo Nam Nan Dao
(Nam đảo) 16°57' B – 112°19' Đ
South Sand Đá Nam Bei Shazhou
16°56' B – 112°20' Đ
Stewart Bank Bãi Stewart - 17°20' B - 118°50' Đ
Tree Island Đảo Cây Zhaoshu Dao
(Triệu Thuật đảo) 16°59' B – 112°16' Đ
Triton Island Đảo Tri Tôn Zhongjian Dao
(Trung Kiến đảo) 15°47' B – 111°12' Đ
Vuladdore Island Đá Chim Yến Yuzhuo Jiao
16°20' B -112°01' Đ
West Sand Đảo Tây Xi Shazhou
Tây Sa Châu 16°58' B – 112°12' Đ
Woody Island Đảo Phú Lâm Yongxing Dao
(Vĩnh Hưng đảo) 16°50' B – 112°20' Đ
[sửa] Nhóm An Vĩnh
Còn gọi là Nhóm Đông - Bắc quần đảo Hoàng Sa (Amphitrite Group; Việt Nam Cộng hòa gọi là "nhóm An Vĩnh"; Trung Quốc gọi là 宣德群島 - Quần đảo Tuyên Đức.
Nhóm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn và cao nhất trong các đảo của Hoàng Sa, và cũng là các đảo san hô lớn nhất Biển Đông như: đảo Cây (Tree Island / Zhaoshu Dao, 赵述岛/島, Triệu Thuật đảo), còn gọi là đảo Cù Mộc, đảo Bắc (North Island /Bei Dao, 北岛, Bắc đảo), đảo Giữa/Trung (Middle Island / Zhong Dao, 中岛, Trung đảo), đảo Nam (South Island /Nan Dao, 南岛, Nam đảo), đảo Phú Lâm (Woody Island / Yongxing Dao, 永兴岛, Vĩnh Hưng đảo), đảo Linh Côn (Lincoln Island / Dong Dao, 东岛, Đông đảo), Cồn Cát Tây (West Sand), Cồn Cát Nam (South Sand), Đá/Hòn Tháp (Rocky Island / Shi Dao, 石岛, Thạch đảo).
Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú: tên gọi An Vĩnh lấy theo tên một xã, vào thời chúa Nguyễn (Đàng Trong), thuộc huyện Bình Dương (tức huyện Bình Sơn) phủ Tư Nghĩa trấn Quảng Nam (Tư Nghĩa tức phủ Hòa Nghĩa, đến nhà Nguyễn là tỉnh Quảng Ngãi)[1]. Theo sách Đại Nam thực lục Tiền biên quyển 10 ghi chép về xã này như sau: "Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 100 cồn cát... chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa châu... Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, ba đêm thì tới nơi..."
Nhóm đảo còn được gọi là Amphitrite, theo tên của một trong những chiếc tàu châu Âu đầu tiên vào Biển Đông, gặp nguy khốn ở Hoàng Sa. Chiếc tàu Pháp này đã sang buôn bán với Trung Hoa vào cuối thế kỷ XVII. [2]
Xem chi tiết về các đảo trong các bài: Đảo Phú Lâm, Đảo Cây, Đảo Linh Côn.
[sửa] Nhóm Trăng Khuyết
Còn gọi là Nhóm Tây (Crescent Group; còn gọi là nhóm Trăng Khuyết hay nhóm Nguyệt Thiềm vì có hình cánh cung hay lưỡi liềm; Trung Quốc gọi là 永樂群島 - Quần đảo Vĩnh Lạc).
Nhóm này bao gồm đảo Hoàng Sa (Pattle Island / Shanhu Dao, 珊瑚岛, San Hồ đảo), (đảo) Đá Bắc (North Reef, Beijiao, 北礁, Bắc tiêu), đảo Hữu Nhật (Robert Island / Ganquan Dao, 甘泉岛, Cam Tuyền đảo), (đảo) Đá Lồi (Discovery Reef), đảo/đá Bạch Quy (Passu Keah/Island / Panshi Yu, 盘石屿, Bàn Thạch dữ), đảo Tri Tôn (Triton Island / Zhongjian Dao, 中建岛, Trung Kiến đảo), đảo Quang Ảnh (Money Island / Jinyin Dao, 金银岛, Kim Ngân đảo), đảo Quang Hòa (Duncan Island / Chenhang Dao, 琛航岛, Sâm/Thâm Hàng đảo), đảo Duy Mộng (Drummond Island / Jinqing Dao, 晋卿岛, Tấn Khanh đảo), Cồn/Đá Bông Bay (Bombay Reef), Đảo/Đá Chim Yến (Vuladdore Reef).
Xem chi tiết về các đảo trong các bài: Đảo Hoàng Sa, đảo Đá Bắc, đảo Đá Lồi, đảo Hữu Nhật, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn, đảo Quang Ảnh, đảo Quang Hòa, đảo Duy Mộng, Cồn Bông Bay, Đảo Chim Yến.
[sửa] Các bãi ngầm chính
[sửa] Trong vùng gần Nhóm An Vĩnh
Trong vùng Hoàng Sa có những bãi ngầm chính là:
Bãi ngầm Jehangire Bank
Bãi ngầm Bremen Bank
Bãi đá ngầm Bombay Reef
[sửa] Trong vùng gần Nhóm Trăng Khuyết
Có ba bãi đá ngầm:
Bãi ngầm Antelope Reef nằm phía Nam đảo Hữu Nhật và phía Đông đảo Quang Ảnh hoàn toàn là san hô chưa nổi lên mặt nước.
Bãi ngầm Vuladdore nằm về phía Đông Nam của nhóm đảo Lưỡi Liềm, cách xa khoảng 20 hải lý.
Bãi ngầm Khám phá, Discovery (tên tiếng Anh), Découverte(tên tiếng Pháp): Bãi ngầm Khám phá này là bãi ngầm lớn nhất trong cả quần đảo. Một vòng san hô bao quanh chiều dài tới 15 hải lý, bề ngang chừng 5 hải lý.
Trong một chuyến viếng thăm quần đảo Hoàng Sa vào đầu thập niên 1970, giáo sư Địa lý Sơn Hồng Đức này đã ghi lại Bãi ngầm Khám phá như sau:
"Đứng trên đài chỉ huy của tàu nhìn xuống mặt đầm bên trong ám tiêu san hô là một thế giới yên lặng, mặc dù bên ngoài sóng bổ từng cơn lên ám tiêu viền. Nước bạc đua nhau, theo một lạch nhỏ để vào bên trong. Vào những ngày biển yên, người ta có thể trông suốt đến đáy lòng chảo cát vàng ở đáy. Nhiều loài thủy tộc sống lâu năm nên to lớn dị thường. Có những con cá đuối bằng hai chiếc chiếu, ốc tai tượng to bằng cái bàn nặng 700 ký..."
[sửa] Khí tượng
Hoàng-Sa nhờ nằm giữa Biển Đông nên khí hậu điều hòa, không lạnh quá về mùa Đông, không nóng quá về mùa hè nếu so với những vùng đất cùng vĩ độ trong lục địa.
Khí hậu ở Hoàng Sa
Tháng Giêng Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy Tám Chín Mười Mười một Mười hai
Nhiệt độ TB 23,5 24 26,2 27,7 29,2 29,1 28,9 28,7 28,1 27,1 25,8 24,4
Độ ẩm TB 82,1 83,7 83,8 83,5 83,9 84,8 84,2 83,7 84,4 83,8 83,7 81,5
Lượng mưa TB 21 17 21 60 73 128 93 141 197 228 143 47
Số ngày mưa TB 8 5 3 5 8 8 7 9 15 17 14 13
(Trích Khí Hậu Việt Nam. – Nha Giám Đốc Khí Tượng năm 1964)
[sửa] Lượng mưa
Mưa ngoài biển qua nhanh, ở Hoàng Sa không có mùa nào ảm đạm kéo dài, buổi sáng cũng ít khi có sương mù. Lượng mưa trung bình trong năm lối 1.170 mm. Mưa nhiều nhất trong tháng 10 (17 ngày/ 228 mm).
[sửa] Độ ẩm
Không khí Biển Đông tương đối ẩm thấp hơn những vùng biển khác trên thế giới. Ở cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa, độ ẩm đều cao, ít khi nào độ ẩm xuống dưới 80%. Trung bình vào tháng 6, độ ẩm ở Hoàng Sa suýt soát 85%.
[sửa] Bão Biển Đông
Bão Biển Đông là bão nhiệt đới theo mùa, thường xảy ra những lúc giao mùa, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8. Gió mạnh đến 90 gút. Bão giảm đi từ tháng 9 nhưng cũng vẫn còn đến tháng 1. Tuy vậy, vào giữa mùa gió Đông-Bắc, bão làm biển trở nên động dữ dội hơn và kéo dài trong nhiều ngày.
Khi bão phát xuất từ đảo Lữ Tống đi ngang Hoàng Sa thì binh sĩ Việt Nam Cộng hòa đóng trên đảo thấy các triệu chứng như sau: Trời oi, khí áp tụt xuống rất nhanh. Trên bầu trời xuất hiện những mây cao tầng bay nhanh như bó lông (cirrus panachés). Vài giờ sau bầu trời bị che phủ bởi một lớp sương mù mây rất mỏng (cirro status), mặt trời chung quanh có quầng, rồi dần dần bầu trời trắng nhạt. Sau đó đến lượt những mây "quyển tầng" thấp có hình vẩy cá (cirro cumulus). Rồi đến một lớp mây "quyển tích" đen hình như tảng đe phát triển rất nhanh hình đe dày lên cao lối 3.000m (altostatus), "tằng tích" [Cumulus N...], tất cả trở nên đen, u ám; mưa bắt đầu rơi, gió thổi, khí áp xuống nhanh. Trần mây thấp dần xuống (100m hay 50m), mây bay nhanh, gió thổi mạnh từng cơn, bão đã tới...
Cường độ gió bão có thể lối 50 gút đến 90 gút.
Khi sấm sét đã xuất hiện thì có thể coi như cơn bão đã qua...
Bão Biển Đông
Tháng Giêng Hai Ba Tư Năm Sáu Bảy Tám Chín Mười Mười một Mười hai
Tần suất bão 0,2 <0,1 <0,1 0,1 0,4 0,7 1,7 1,2 1,6 1,5 1,0 1,2
[sửa] Địa từ
Vùng biển Hoàng Sa trong biển Đông nằm trong vùng "xích đạo từ". Biển Đông nằm trong vùng mà độ sai lệch từ không thay đổi (hoặc thay đổi rất nhỏ). Ở đây hướng kim chỉ nam của la bàn từ gần đúng với hướng Bắc-Nam địa dư, rất thuận lợi cho việc đi biển.
[sửa] Lịch sử
Diễn biến cuộc tranh chấp chủ quyền theo thời gian[3]:
[sửa] Trước thời Pháp thuộc
Những người đánh cá Việt Nam sống trên các đảo tuỳ theo mùa nhưng từ bao giờ thì không thể xác định được.
Đầu thế kỷ 17: Chúa Nguyễn tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi: đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo và những hoá vật do lấy được từ những tàu đắm. Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn thì: "Phủ Quảng Ngãi huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia phải đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngot. Trong đảo có bãi cát vàng dài, ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy... Các thuyền ngoại phiên bị bão thường đậu ở đảo này. Trước ho Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhân giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu ([nước ngoài bị đắm vì bão]),... Đến kỳ tháng 8 thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, ... Họ Nguyễn đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi,..., cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên,..., cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản... Hoàng Sa gần phủ Liêm Châu đảo Hải Nam, người đi thuyền có lúc gặp thuyền cá Bắc Quốc,..."[4]. Lịch triều hiến chương loại chí viết: "Xã An Vĩnh, huyện Bình Dương ở gần biển. Ngoài biển, phía Đông Bắc có đảo [Hoàng Sa] nhiều núi linh tinh, đến hơn 130 ngọn núi. Đi từ núi [chính] ra biển ([tức sang các đảo khác]) ước trừng một vài ngày hoặc một vài trống canh. Trên núi có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi... Các đời chúa [Nguyễn] đặt đội Hoàng Sa 70 người, người làng An Vĩnh, thay phiên nhau đi lấy hải vật. Hàng năm, cứ đến tháng 3, khi nhận được lệnh sai đi, phải đem đủ 6 tháng lương, chở 5 chiếc thuyền nhỏ ra biển, 3 ngày 3 đêm mới đến đảo ấy ([tức Hoàng Sa])... Đến tháng 8 thì đội ấy lại về, vào cửa Yêu Môn (tức cửa Thuận An) đến thành Phú Xuân, đưa nộp."[5]
Năm 1686: (năm Chính Hòa thứ 7) Đỗ Bá Công biên soạn Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ. Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng: “Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm… Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn…”, còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa. (hiện nhà nước CHXHCN Việt Nam còn lưu giữ các bằng chứng lịch sử này)
Năm 1753: Có 10 người lính của Đội Bắc Hải đến quần đảo Trường Sa: 8 người xuống đảo, còn 2 người thì ở lại canh thuyền. Thình lình cơn bão tới và thuyền bị trôi dạt đến cảng Thanh Lan của Trung Quốc. Chính quyền Trung Hoa cho điều tra, và khi biết các sự kiện, đã cho đưa 2 người lính Việt Nam về. Lê Quý Đôn viết: "Tôi đã từng thấy một đạo công văn của quan chính đường huyện Văn Xương Quỳnh Châu gửi cho Thuận Hóa nói rằng: năm Càn Long thứ 18 (1753), có 10 tên quân nhân xã An Vĩnh tổng Cát Liềm huyện Chương Nghĩa phủ Quảng Ngãi nước An Nam, một ngày tháng 7 đến Vạn lý Trường Sa tìm kiếm các thứ, có 8 tên lên bờ tìm kiếm, chỉ để 2 tên giữ thuyền, bị gió đứt dây thuyền, giạt vào Thanh Lan cảng, quan ở đấy xét thực, đưa trả về nguyên quán..."[6][7].
Năm 1816: Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thuỷ trình.
Năm 1835: Vua Minh Mạng cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người Pháp vào Đông Dương.
[sửa] Thời Pháp thuộc
Năm 1884: Hòa ước Giáp Thân buộc triều đình Huế chấp nhận quy chế độ bảo hộ ở Trung và Bắc Kỳ.
9 tháng 6 năm 1885: Hòa ước Thiên Tân kết thúc chiến tranh Pháp-Thanh.
26 tháng 6 năm 1887: Pháp và nhà Thanh xúc tiến ấn định biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Hoa.
1895 – 1896: Vụ Bellona và Imeji Maru. Hai chiếc tàu Bellona của Đức và Imeji Maru của Nhật bị đắm ở quần đảo Hoàng Sa; một chiếc bị đắm năm 1895 và chiếc kia chìm năm 1896 ở nhóm An Vĩnh. Ngư dân từ Hải Nam ra mót lượm kim loại ở khu vực hai chiếc tàu bị đắm khiến công ty bảo hiểm của hai con tàu với trụ sở ở Anh gửi thư khiển trách nhà chức trách Trung Hoa. Chính quyền Trung Hoa trả lời là Trung Hoa không chịu trách nhiệm, vì Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Hoa, và cũng không phải của An Nam.[8]
Năm 1899: Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đề nghị chính phủ Pháp xây ngọn hải đăng nhưng không thành vì thiếu tài khoản.
Đầu năm 1907: Nhật Bản chiếm Đông Sa (Pratas) làm cho các nhà cầm quyền miền Nam Trung Quốc quan tâm đến các đảo trên Biển Đông.
Tháng 5 năm 1909: Tổng đốc Lưỡng Quảng (nhà Thanh, Trung quốc) Trương Nhân Tuấn phái đô đốc Lý Chuẩn đem 3 pháo thuyền ra thăm chớp nhoáng một vài đảo trên quần đảo Hoàng Sa rồi về.
Năm 1920: Công ty Mitsui Busan Kaisha (Nhật) xin phép Pháp khai thác quần đảo Hoàng Sa. Pháp từ chối.
Bắt đầu năm 1920: Pháp kiểm soát quan thuế và tuần tiễu trên đảo.
8 tháng 3 năm 1921: Toàn quyền Đông Dương tuyên bố hai quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Pháp.
30 tháng 3 năm 1921: Chính quyền miền Nam Trung Quốc ra quyết định sáp nhập quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa) vào đảo Hải Nam. Từ đó bắt đầu có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Pháp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, và từ thập niên 1930 trên quần đảo Trường Sa.
Bắt đầu từ năm 1925: Tiến hành những thí nghiệm khoa học trên đảo do Dr. Krempt, Giám đốc Viện Hải dương học Nha Trang tổ chức.
Năm 1927: Tàu De Lanessan viếng thăm quần đảo Trường Sa.
Năm 1930: Ba tàu Pháp, La Malicieuse, L’Alerte và L’Astrobale, chiếm quần đảo Trường Sa và cắm cờ Pháp trên quần đảo này.
Năm 1931: Trung Hoa ra lệnh khai thác phân chim tại quần đảo Hoàng Sa, ban quyền khai thác cho Công ty Anglo-Chinese Development. Pháp phản đối.
Trong suốt các năm 1931 - 1932, Pháp liên tục phản đối việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1932: Pháp chính thức tuyên bố An Nam có chủ quyền lịch sử trên quần đảo Hoàng Sa. Pháp sáp nhập quần đảo Hoàng Sa với tỉnh Thừa Thiên.
Năm 1932, Đông Dương thuộc Pháp (French Indochina) sáp nhập quần đảo vào lãnh thổ của mình. Pháp lần lượt đặt một trạm khí tượng trên đảo Woody (tiếng Pháp: île Boisée) mang số hiệu 48859 và một trạm khí tượng trên đảo Pattle mang số hiệu 48860.
Năm 1933: Quần đảo Trường Sa được sáp nhập với tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng đề nghị với Trung Hoa đưa vấn đề ra Toà án Quốc tế nhưng Trung Hoa từ chối.
Năm 1935: Lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố một bản đồ có cả 4 quần đảo trên Biển Đông là của Trung Quốc. Công hàm của Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi Bộ Ngoại giao Pháp năm 1932 còn viết rằng: "Các đảo Tây Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc xa nhất về phía Nam".
Năm 1938: Pháp cho đặt bia đá, xây hải đăng, đài khí tượng và đưa đội biên phòng người Việt ra để bảo vệ đảo Pattle (đảo Hoàng Sa) của quần đảo Hoàng Sa. Bia khắc dòng chữ: “République Française- Royaume d’Annam- Archipels des Paracels 1816-Ile de Pattle 1938".[9] tái khẳng định chủ quyền Việt Nam từ thời Gia Long.
Ngày 30 tháng 3 năm 1938: Vua Bảo Đại ra đạo dụ tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi nhập vào tỉnh Thừa Thiên. Đạo dụ ghi rõ: Các cù lao Hoàng Sa thuộc về chủ quyền nước Nam đã lâu đời. Chính quyền Pháp và An Nam đã dựng bia chủ quyền cho quần đảo Hoàng Sa trên đảo Pattle. Trên bia có ghi: République française - Royaume d'Annam - Archipel des Paracels 1816 - île Pattle - 1938.
Năm 1939: Đế quốc Nhật tấn công chiếm giữ đảo.
Năm 1946: Nhật bại trận phải rút lui. Pháp trở lại Pattle (An Vĩnh) nhưng vì chiến cuộc ở Việt Nam nên phải rút.
Năm 1946: Dựa trên Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam, 4 tàu chiến của Trung Hoa Dân Quốc đổ bộ lên quần đảo với lý do giải giáp quân Nhật. Ngày 7 tháng 1 năm 1947, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố họ đã chiếm giữ quần đảo Tây Sa nhưng thực ra mới chỉ chiếm đảo Phú Lâm (Woody Island) mà họ gọi là đảo Vĩnh Hưng. Pháp phản đối và gửi quân Pháp-Việt trở lại đảo. Hai bên đàm phán tại Paris. Pháp đề nghị đưa ra Trọng tài quốc tế nhưng Trung Hoa từ chối.
Ngày 17 tháng 1 năm 1947: Pháo hạm Le Tonkinois của Hải quân Pháp đến quần đảo Hoàng Sa để đòi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đây. Khi yêu cầu này bị từ chối, quân Pháp bèn đổ 10 quân nhân Pháp và 17 quân nhân Việt Nam chiếm giữ đảo Hoàng Sa (Pattle Island).
Tháng 4 năm 1950: Quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đảo Phú Lâm.
Ngày 14 tháng 10 năm 1950: Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Quốc gia Việt Nam, do Bảo Đại đứng đầu.
Ngày 6 tháng 9 năm 1951: Tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, vốn không chính thức xác định rõ các quốc gia nào có chủ quyền trên quần đảo, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu (chính phủ Bảo Đại) tuyên bố rằng cả quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị. Tuyên bố này nhằm lợi dụng tất cả mọi cơ hội minh định trên diễn đàn quốc tế xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời trên quần đảo Spratlys và Paracels của nước Việt Nam, để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này. Tại hội nghị này, đại biểu Liên Xô đã đề nghị trao hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc, nhưng đề nghị này đã bị bác bỏ với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận và văn kiện của hội nghị ký ngày 8 tháng 9 năm 1951 chỉ ghi về hai quần đảo là "Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với hai quần đảo".
[sửa] Sau thời Pháp thuộc
Năm 1954 - Hiệp định Geneva quy định lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời (bao gồm cả trên đất liền và trên biển). Quần đảo Hoàng Sa nằm ở phía Nam vĩ tuyến 17, được giao cho chính quyền Quốc gia Việt Nam (quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu) quản lý.
Tháng 4 năm 1956: Việt Nam Cộng hòa kế thừa chính quyền Bảo Đại quản lý quần đảo Hoàng Sa theo đúng công pháp quốc tế. Riêng hai đảo lớn nhất là Phú Lâm và Linh Côn đã bị Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) bí mật chiếm trước khi quân đội Việt Nam Cộng hòa ra đóng quân. Việt Nam Cộng hòa đã đảm nhiệm việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng trách nhiệm mà Hiệp định Genève năm 1954 quy định.
Trong thời gian này, chính phủ Việt Nam đã luôn khẳng định và duy trì các quyền chủ quyền của mình một cách liên tục và hoà bình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các hoạt động nhà nước.
Ngày 1 tháng 6 năm 1956: Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hoà Vũ Văn Mẫu xác nhận lại chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo [10] [11].
Ngày 22 tháng 8 năm 1956: Một đơn vị hải quân Việt Nam Cộng hòa cắm cờ trên quần đảo Trường Sa và dựng bia đá. [11]
Ngày 4 tháng 9 năm 1958: Thủ tướng CHNDTH Chu Ân Lai công bố quyết định của Chính phủ Trung Quốc nới rộng lãnh hải ra 12 hải lý, có đính kèm bản đồ đường ranh giới lãnh hải tính từ lục địa và các hải đảo thuộc Trung Quốc trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. [12]
Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai với nội dung: "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc" Công hàm này cũng đăng trên báo Nhân Dân ngày 22 tháng 9 cùng năm.[13]. Ngoài ra, sau này, Trung Quốc cũng đã nêu một số tài liệu khác mà họ cho là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phổ biến để làm bằng cớ về sự thỏa thuận nhượng biển của Hà Nội.[14] Theo báo Đại Đoàn Kết, một tờ báo chính thống của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì, Bắc Kinh (tức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đã diễn giải công hàm của Phạm Văn Đồng một cách xuyên tạc, khi nội dung công hàm không đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa, không hề tuyên bố từ bỏ chủ quyền với 2 quần đảo này, mà chỉ công nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, một hành động ngoại giao hữu nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh với Đài Loan (tức Trung Hoa Dân Quốc) đang ra tăng ở eo biển Đài Loan. Về phương diện luật pháp quốc tế, Hoàng Sa và Trường Sa, vào thời điểm 1958-1975, không thuộc quyền quản lý của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên chính phủ này không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này. Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó thuộc Việt Nam Cộng hòa, nên trong tranh chấp 2 quần đảo này vào thời điểm năm 1958 đến năm 1975, lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được xem như của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.[15][16][17] Ngoài ra, Trung Quốc cũng không đưa ra được chứng cớ, cũng như nội dung cụ thể về "bản tuyên bố ngày 4-9-1958" của chính phủ CHND Trung Hoa.[cần dẫn nguồn]
Ngày 13 tháng 7 năm 1961: Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh số 174 NV, trong đó ấn định: "Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam. Một đơn vị hành chánh xã bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy danh hiệu là xã Định Hải trực thuộc quận Hòa Vang. Xã Định Hải đặt dưới quyền một phái viên hành chánh".
Ngày 21 tháng 10 năm 1969: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ký nghị định số 709-BNV/HCĐP để "Sáp nhập xã Định Hải thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam vào xã Hòa Long cùng quận".
CHNDTH chiếm quần đảo Hoàng Sa từ ngày 19 tháng 1 năm 1974 khi quân đội của họ tấn công quân đồn trú Việt Nam Cộng hòa và chiếm các đảo phía tây trong trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974.
Ngày 20 tháng 1 năm 1974: Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) đã ra bản tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc [cần dẫn nguồn].
Ngày 14 tháng 2 năm 1974: Việt Nam Cộng hòa ra tuyên cáo[18] xác định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Năm 1975: Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa công bố một bạch thư (sách trắng)[19] trình bày những chứng cớ lịch sử và xác định chủ quyền pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976: Việt Nam thống nhất dưới tên gọi mới Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, với tư cách kế thừa quyền sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, Nhà nước CHXHCN Việt Nam có trách nhiệm duy trì việc bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan trực tiếp đến hai quần đảo.
Cùng với bản Hiến pháp các năm 1980, 1992, Luật biên giới quốc gia năm 2003, Tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Tuyên bố của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.
Trong các năm 1979, 1981 và 1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam đều có công bố các Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 9 tháng 12 năm 1982: Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Nghị quyết ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ X Quốc hội khoá IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ, sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.
Ngày 23 tháng 6 năm 1994; Quốc hội Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 có nghị quyết nêu rõ: "Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các bất đồng liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực". Quốc hội nhấn mạnh: "Cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với các vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982".
Ngày 4 tháng 11 năm 2002: Tại Phnom Penh (Campuchia), Việt Nam cùng các quốc gia trong khối ASEAN và Trung Quốc đã ký kết Bản tuyên bố ứng xử trên Biển Đông (DOC), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên biển và duy trì ổn định ở khu vực.
[sửa] Tranh chấp chủ quyền
Biển Đông với các khu vực và tài nguyên tranh chấp giữa các nước
Hoàng Sa nằm giữa một khu vực có tiềm năng cao về hải sản và trữ lượng dầu mỏ nhưng không có dân bản địa sinh sống. Vào năm 1932, chính quyền Pháp ở Đông Dương chiếm giữ quần đảo này và Việt Nam tiếp tục nắm giữ chủ quyền cho đến năm 1974 (trừ hai đảo Phú Lâm và Linh Côn do Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1956). Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa từ năm 1974 sau khi dùng hải và không quân tấn công căn cứ quân sự của Việt Nam Cộng Hoà ở nhóm đảo phía tây trong Hải chiến Hoàng Sa, 1974. Đài Loan và Việt Nam cũng đang tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.
Tháng 1 năm 1982, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố sách trắng Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: lãnh thổ Việt Nam, trong đó nêu nhiều lý lẽ chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam. Ngoài ra cũng có rất nhiều bằng chứng nghiên cứu độc lập khác cho thấy Hoàng Sa là của Việt Nam.
Gần đây nhất đã phát hiện chứng cứ rất rõ ràng khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam, chứng cứ đó chính là sắc chỉ của triều đình nhà Nguyễn liên quan đến việc canh giữ quần đảo Hoàng Sa được gia tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, gìn giữ suốt 174 năm qua, nay trao lại cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh. Đây là sắc chỉ của vua Minh Mạng (triều Nguyễn), phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức năm Giáp Ngọ ). [20]
[sửa] Vai trò của Hoàng Sa đối với Đông Nam Á
Trong thế kỷ 21, ít nhất về phương diện kinh tế và quân sự, không thể phủ nhận vai trò quan trọng ngày càng gia tăng của Biển Đông đối với các quốc gia trong vùng Đông Nam Á, bao gồm Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào (không có lãnh hải), Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Toàn vùng này chiếm một diện tích khoảng 4.523.000 km², với dân số ước chừng 568.300.000 người, và có GDP vào khoảng 2,800 tỷ US đô la trong năm 2004. Biển Đông là thủy đạo nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua Eo biển Malacca. Mọi di chuyển bằng hàng hải giữa các quốc gia thuộc Vòng đai Thái Bình Dương với vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Tây Á, Địa Trung Hải, và xuống tận mãi châu Úc, đều thường xuyên đi qua vùng biển này. Ngoài ra, Biển Đông còn là nguồn cung cấp hải sản, dầu thô, và khí đốt rất đáng kể.
Hoàng Sa là một quần đảo nằm trên thủy lộ đó. Những xung đột đẫm máu và các tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông cho thấy chủ quyền của Hoàng Sa là then chốt trong việc nắm quyền kiểm soát thuỷ đạo quan trọng bậc nhất của Đông Nam Á và bậc nhì của thế giới. [cần dẫn nguồn]
[sửa] Việt Nam
Ngư nghiệp: Trước đây ngư dân và tàu bè Việt Nam vẫn tự do đánh cá và đi lại và trong vùng biển chung quanh quần đảo Hoàng Sa. Nhưng kể từ khi Trung quốc tấn công lực lượng đồn trú của hải quân Việt Nam Cộng Hòa và chiếm quần đảo này ngày 19 tháng 01 năm 1974, thì mọi hoạt động có tính cách dân sự của họ trong vùng biển Hoàng Sa hoàn toàn bị Trung quốc cấm đoán và bị đẩy vào tình trạng nguy hiểm. Việc này đã dẫn đến những thảm kịch đẫm máu mà trước đây chưa hề xảy ra khi Việt Nam còn kiểm soát quần đảo ấy. Điển hình là ngày 18-20, tháng 12 năm 2004, hải quân Trung quốc dùng tàu tuần dương tông vào các tàu đánh cá Việt Nam khiến cho 23 ngư dân Đà Nẵng và Quảng Ngãi bị chết, 6 người bị thương, đồng thời bắt giữ 9 tàu đánh cá và 80 ngư dân khác.[21] Ngày 8 tháng 1 năm 2005, hải quân Trung quốc bắn giết 9 ngư dân Thanh Hóa, làm 7 người bị thương, và bắt giữ 8 người khác.[22][cần dẫn nguồn] Ngày 27 tháng 6 năm 2006, 18 chiếc tàu đánh cá của Việt Nam neo đậu tại phía bắc quần đảo Hoàng Sa để tránh bão, thì bị một chiếc tàu lạ tấn công, cướp bóc, và xua đuổi không cho họ ở lại tránh bão[23]. Ngày 27 tháng 6 năm 2007, một tàu đánh cá Việt Nam bị Trung quốc tấn công làm 6 người bị thương, khi họ vào tránh gió ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.[24]. Sáng 27 tháng 9 năm 2009, 17 chiếc ghe của ngư dân Việt Nam (13 chiếc của xã An Hải, Lý Sơn; 4 chiếc của Bình Châu) giương cờ trắng chạy vào đảo Hữu Nhật tránh bão, đã bị lính Trung Quốc nổ súng xua đuổi, rồi bị cướp, đánh đòn, tra tấn [25]
Dầu thô và Khí đốt: Sau khi chiếm đóng quần đảo này, Trung quốc tiếp tục lấn về vùng biển phía nam bằng cách đột ngột tấn công và chiếm đóng một số đảo và bãi đá ngầm của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988. Kết quả là từ khi mất quyền kiểm soát Hoàng Sa, những nỗ lực khai thác mỏ dầu ở Biển Đông của Việt Nam rơi vào thế bị động, mọi dự án của họ hầu như bị Trung quốc can thiệp. Điển hình là tháng 11 năm 2004, Trung quốc đã tự động đưa một giàn khoan dầu chỉ cách bờ biển Việt Nam 63 cây số.[cần dẫn nguồn] Trong các năm 2007 và 2008, Việt Nam hợp tác với các công ty dầu British Petrolium (BP) của Anh, và sau đó là Exxon Mobil[26][27] của Hoa Kỳ, để thăm dò và cùng khai thác mỏ dầu trong vùng, nhưng cuối cùng những nỗ lực này đã bị Trung quốc đe dọa và ngăn cản. BP buộc phải rút lui.[28] Trữ lượng dầu thô ở Biển Đông được ước lượng lên đến 4,5 km³ (28 tỷ thùng) trong khi trữ lượng khí đốt được tiên đoán vào khoảng 7,500 km³.
An ninh quốc gia: Nếu chỉ tính theo bờ lục địa, không kể hải đảo, thì Việt Nam là nước có bờ biển dài nhất trong vùng Biển Đông (3,444 km), ngay cả so với Philippines (1,851 km) và Trung quốc (2,744 km)[29]. Việt Nam đã không vận dụng được ưu thế của mình về chủ quyền trên các quần đảo đó trong những thập niên 60, 70, để củng cố và gia tăng vai trò kiểm soát thủy đạo quan trọng và tấp nập này. Ngược lại, việc để mất quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa, mở lối cho Trung quốc chiếm đóng một số đảo và bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa, không những đã hạ thấp vai trò của Việt Nam trong vùng, mà vô tình họ còn bị đẩy vào những xung đột không cần thiết về quần đảo Trường Sa đối với một số quốc gia láng giềng trong vùng Đông Nam Á. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, miền Bắc Việt Nam trước đây, hoặc vì lý do chính trị, hoặc vì không lường được tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa đối với Biển Đông ngày nay, hoặc vì cả hai, nên họ đã ký kết và tuyên bố những điều bất lợi mà hiện nay Trung quốc đang khai thác nhằm hợp thức hóa việc chiếm giữ Hoàng Sa về mặt pháp lý.
[sửa] Philippines
Philippines không tham gia vào cuộc tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Nhưng một chuỗi các biến động quân sự xảy ra trong vùng Biển Đông kể từ khi Trung quốc tấn công lực lượng hải quân Việt Nam Cộng Hòa để chiếm đóng Hoàng Sa năm 1974 đã khiến Philippines phải lo ngại. Thực vậy, mười bốn năm sau trận hải chiến Hoàng Sa, năm 1988, Trung quốc lại đột kích lực lượng trú phòng của hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam, chiếm đóng đảo Gạc Ma cùng một số đảo khác của quốc gia này; chưa hết, tiếp theo là biến cố Đá Vành Khăn (Mischief Reef) nằm gần tỉnh Palawan xảy ra năm 1999, đe dọa trực tiếp nền an ninh quốc phòng của Philippines.[30][31]
Ngoài các biến động về quân sự còn xảy nhiều vụ thảm sát, cướp bóc, và bắt giữ ngư dân Việt Nam, [21][22][23][24] chưa kể đến những can thiệp của Trung quốc đối với việc khai thác dầu mỏ của các quốc gia trong vùng [26][28] kể từ khi quốc gia này thực hiện chính sách mở cửa và cải cách kinh tế năm 1979. Tất cả các sự kiện ấy đều biểu hiện những dấu hiệu bất thường nhưng có tính toán của Trung quốc trong một tham vọng mà họ không cần phải nỗ lực để che dấu, đó là đặt vùng Biển Đông và an ninh của các nước Đông Nam Á dưới sự kềm tỏa của họ.[cần dẫn nguồn] Đứng trước tình thế như vậy, Philippines đang có những phản ứng đối phó với chính sách bành trướng biên giới không nhân nhượng đối với các nước trong vùng Đông Nam Á của quốc gia đông dân nhất thế giới.[32] Philippines đang có những phản ứng cứng rắn hơn đối với chiến thuật “tầm ăn dâu" trên Biển Đông của Trung quốc. Không quân của họ đã không tập một số phao và bảng ký hiệu của Trung quốc trong vùng biển Đá Vành Khăn. [cần dẫn nguồn]
Tháng 5 năm 1950, Tổng Thống Elpidio Quirino tuyên bố rằng Philippines không có tham vọng trên quần đảo Trường Sa, nhưng nếu quần đảo này lọt vào tay Cộng sản Trung quốc thì an ninh quốc gia của Philippines sẽ bị đe dọa.[cần dẫn nguồn] Với những gì đang xảy ra trên Biển Đông thì hiện nay ông Quirino nghiễm nhiên đã trở thành một nhà tiên tri với lời tuyên bố đó. Nhận định này hiện đang được người dân Philippines đón nhận và thực hiện. Điển hình là quốc hội của họ đã thông qua một dự luật và được Tổng Thống Gloria Macapagal-Arroyo ký thành sắc luật (The Philippine Archipelagic Baseline Bill) ngày 10 tháng 3 năm 2009, khẳng định chủ quyền của họ trên quần đảo Trường Sa và đảo cát Scarborough (Scarborough Shoal.) [33] Cũng nên nhấn mạnh rằng đây là một sắc luật mà không phải là một lời tuyên bố hay tuyên cáo. Nghĩa là toàn thể quân dân và chính quyền của họ, và có thể có những ủng hộ và hậu thuẫn nào đó của đồng minh,[32] đang sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ sắc luật ấy. Được biết là giữa Philippines và Hoa Kỳ cũng đã có một hiệp ước phòng thủ hỗ tương ký kết ngày 30 tháng 8 năm 1951. Sự ra đời của đạo luật ngày 10 tháng 3 năm 2009 chứng tỏ Philippines đang thay đổi sách lược của họ đối với Biển Đông.
[sửa] Tổ chức hành chính
[sửa] Việt Nam
Việt Nam tổ chức quần đảo thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.
Ngày 15 tháng 6 năm 1932, Toàn quyền Đông Dương thiết lập đại lý hành chính ở Hoàng Sa.
Trước năm 1938, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Nghĩa, tỉnh Quảng Nam.
Ngày 30 tháng 3 năm 1938, vua Bảo Đại ký đạo dụ chuyển Hoàng Sa về tỉnh Thừa Thiên.
Ngày 5 tháng 5 năm 1939, Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié chia quần đảo thành hai đại lý hành chính: délégation du Croissant et dépendences (đại lý Trăng Khuyết và phụ cận) và délégation de l'Amphitrite et dépendences (đại lý Tuyên Đức và phụ cận).
Ngày 13 tháng 7 năm 1961, Tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành sắc lệnh số 175-NV đặt tên là xã Định Hải, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
Nghị định số 709-BNV-HC ngày 21 tháng 10 năm 1969 của Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam Cộng hòa đã sáp nhập xã Định Hải vào xã Hòa Long cũng thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
Từ năm 1982 là huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng và từ năm 1996 thuộc thành phố Đà Nẵng.
Huyện đảo Hoàng Sa, được thành lập từ tháng 1 năm 1997, là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315 km), bao gồm các đảo: đảo Hoàng Sa, đảo Đá Bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Đá Lồi, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn, đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Nam, đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, đảo Quang Hòa, Cồn Bông Bay, Cồn Quan Sát, Cồn Cát Tây, Đá Chim Yến. Huyện đảo Hoàng Sa có diện tích: 305 km², chiếm 24,29% diện tích thành phố Đà Nẵng.
Ngày 21 tháng 4 năm 2009, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ký quyết định bổ nhiệm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa nhiệm kỳ 2009-2014 đối với ông Đặng Công Ngữ. Cùng ngày, thành phố Đà Nẵng cũng tổ chức lễ bổ nhiệm chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa. Bộ máy cán bộ chuyên trách của chính quyền huyện đảo Hoàng Sa sẽ được thiết lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trước mắt, chính quyền huyện đảo Hoàng Sa sẽ hoạt động tại trụ sở của Sở Nội vụ Đà Nẵng.[34]
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, con đường hai bên bờ rạch Thị Nghè được đặt tên là Hoàng Sa và Trường Sa.
[sửa] Trung Quốc
Quần đảo Hoàng Sa được Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa coi là một phần của tỉnh Hải Nam. Về mặt hành chính nó thuộc cấp "biện sự xứ", bao gồm cả ba quần đảo Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa (西南中沙群島辦事處 Tây Nam Trung Sa quần đảo biện sự xứ).
Trung Quốc tuyên bố kế hoạch mở cửa du lịch quần đảo vào năm 1997. Họ mở rộng những cảng nhỏ ở đảo Phú Lâm và đảo Quang Ảnh. Tại đây có một phi trường với đường băng dài 1200 m.
[sửa] Các nghiên cứu và tài liệu
Vào thế kỷ thứ 18, bộ sách Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn đã có nói tới Hoàng Sa và Trường Sa. Cuốn sách này cũng kể việc người Việt Nam đã khai thác hai quần đảo này ngay từ thời Lê mạt. Các tài liệu khác nói về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa là bộ Hoàng Việt Địa Dư Chí được ấn hành vào năm Minh Mạng thứ 16 tức là năm 1834 và Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (1782-1840). Sách Hoàng Việt địa dư chí có chép:
Quần đảo Hoàng Sa ở ngoài khơi, các vua đời trước đặt ra đội quân giữ Hoàng Sa gồm 70 người, thường là lấy người xã An Vĩnh (Quảng Ngãi - huyện Bình Sơn - phủ Tư nghĩa) để luôn luôn canh giữ. Hàng năm cứ đến tháng 3 nhận lệnh mang theo lương thực trong 6 tháng rồi dùng 5 chiếc thuyền ra khơi, đi trong 3 ngày 3 đêm thì đến đảo, đến nơi vừa canh giữ, vừa đánh cá mà ăn. Vật báu ở đó rất nhiều, nên đội quân này vừa làm nhiệm vụ canh giữ, vừa khai thác vật báu. Đến tháng 8 thì về, họ vào Cửa Eo (Thuận An) lên tâu nộp ở thành Phú Xuân.
Ngoài các sử gia bản xứ, một số các tác giả người Pháp cũng nói tới chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Vào năm 1836 Đức giám mục Taberd đã viết trong cuốn sách Địa dư, lịch sử và mô tả mọi dân tộc cùng với tôn giáo và phong tục của hội (Univer, histoire et description de tous les peuples, de leurs religion et coutumes) như sau:
Tôi không kể dài dòng về những đảo thuộc Nam Kỳ, nhưng chỉ nhận xét rằng từ 34 năm nay, người Nam Kỳ đã chiếm cứ nhóm quần đảo Paracels mà người An Nam gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa, thực là những hòn đảo nhỏ bí hiểm, gồm những mỏm đá xen lẫn với các bãi cát mà những người đi biển đều kinh hãi. Tôi không rõ họ có thiết lập cơ sở gì ở đó không, nhưng chắc chắn rằng Hoàng Đế Gia Long nhất định muốn mở rộng lãnh thổ của Hoàng Triều bằng cách chiếm quần đảo này, và vào năm 1816, ngài đã long trọng trương lá cờ tại đây.
Trong tác phẩm Hồi ký về Đông Dương, tác giả Jean Baptiste Chaigneau cũng ghi rằng vua Gia Long đã chính thức thu nhận quần đảo Hoàng Sa vào năm 1816. Khi người Pháp đặt nền bảo hộ trên toàn cõi Đông Dương, họ cũng tiếp tục lãnh nhiệm vụ bảo vệ Hoàng Sa. Vào các năm 1895 và 1896, có hai chiếc thương thuyền tên Bellona và Iruezi Maru chở đồng cho người Anh bị đắm tại nhóm đảo Tuyên Đức và bị người Trung Hoa đến đánh cướp. Đại diện người Anh tại Bắc Kinh đòi nhà Thanh phải bồi thường vì có một số đồng được đem về bán tại đảo Hải Nam. Nhưng chính quyền nhà Thanh không chịu bồi thường, viện cớ quần đảo Hoàng Sa không thuộc chủ quyền của Trung Hoa.
Đại Thanh đế quốc toàn đồ xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910 chỉ vẽ đế quốc Đại Thanh đến đảo Hải Nam.
Trung Quốc địa lý học Giáo khoa thư xuất bản năm 1906 viết: "Điểm mút của Trung Hoa ở Đông Nam là bờ biển Nhai Châu, đảo Quỳnh Châu, vĩ tuyến 18°13' Bắc".
Sau sự kiện tháng 1 năm 1974, các học giả Trung Quốc tìm kiếm trong sách cổ, dựa vào các chi tiết liên quan đến biển Đông mà họ gọi là Nam Hải, để làm bằng chứng cho luận thuyết "các đảo Nam hải xưa nay là lãnh thổ Trung Quốc" do nhân dân Trung Quốc "phát hiện và đặt tên sớm nhất", "khai phá và kinh doanh sớm nhất", do Chính phủ Trung Quốc "quản hạt và hành sử chủ quyền sớm nhất". Đầy đủ nhất có thể kể đến cuốn Tổng hợp sử liệu các đảo Nam Hải nước ta do Hàn Chấn Hoa, một giáo sư có tên tuổi ở Trung Quốc và nước ngoài, chủ biên (1995-1998), xuất bản năm 1988. Các ấn phẩm về sau như của Phan Thạch Anh và nhiều học giả Đài Loan cũng chủ yếu dựa theo cuốn sách này.
Năm 1996, cuốn Chủ quyền trên quần đảo Paracels và Spratlys của bà Monique Chemilier Gendreau, một luật sư, giáo sư có tên tuổi ở Pháp và nước ngoài đã làm cho các học giả Trung Quốc bối rối và họ đã mời bà sang Bắc Kinh nói là để cung cấp thêm tài liệu. Bà đã đến Bắc Kinh và đối mặt với mấy chục học giả Trung Quốc. Bà cho biết học giả Trung Quốc không giải đáp được những vấn đề do bà đặt ra, không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào có sức thuyết phục.
Ngày 3 tháng 9 năm 1993, trong bài đăng trên tạp chí Window (Hồng Kông), tác giả Phan Thạch Anh đưa ra sự kiện quần đảo Nam Sa được sát nhập vào đảo Nam Hải năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời nhà Đường (789) và thủy quân đời nhà Nguyên đã đi tuần quần đảo Nam Sa năm 1293. Nhưng khi tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 4/1994 của Việt Nam khẳng định và chỉ rõ tài liệu liên quan đến hai sự kiện này không liên quan gì đến các quần đảo ở Biển Đông thì trong cuốn sách mới xuất bản về quần đảo Nam Sa năm 1996, tác giả Phan Thạch Anh đã không nhắc đến hai sự kiện này nữa.
Một trong những nghiên cứu mới nhất được công bố về Hoàng Sa là luận án tiến sĩ của ông Nguyễn Nhã, đề tài Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa[2], bảo vệ ngày 18 tháng 1 năm 2003 (29 năm sau trận hải chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam Cộng hòa) tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM. Ông Nguyễn Nhã nói: "Với luận án tiến sĩ này, tôi thách thức các nhà nghiên cứu các nước, kể cả Trung Quốc, có một đề tài xác lập chủ quyền Hoàng Sa mang tính khoa học được như tôi" [3].
[sửa] Ghi chú
^ Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, tập 1, Dư địa chí, trang 167.
^ Journal de Voyage aux Paracels, Jean Yves Claeys, báo Indochine, Hànội, các số 44, 45, 46, năm 1941
^ Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc
^ Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn toàn tập, trang 119-120.
^ Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, trang 167.
^ Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục. Trích từ Les archipels de Hoang Sa et de Truong Sa selon les anciens ouvrages viêtnamiens d’histoire et de geographie của Võ Long Tê, Sài Gòn, 1974, tr. 62.
^ Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn toàn tập, trang 119-120.
^ Eveil economique de l’Indochine, no. 741.
^ [1]
^ Nguyễn Nhã, Đài Loan thừa gió bẻ măng, chiếm đảo Ba Bình, Tuổi Trẻ, 31/01/2008
^ a b Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, TpHCM:Nxb Trẻ, 2008, tr. 110
^ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, TpHCM:Nxb Trẻ, 2008, tr. 158, 201
^ Lưu Văn Lợi, Cuộc tranh chấp Việt Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 1995, tr.105. Dẫn lại theo Từ Đăng Minh Thu, "Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc", trong Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, TpHCM, Nxb Trẻ, 2008, tr. 158-159
^ International Recognition Of China's Sovereignty over the Nansha Islands
^ Bài Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trên báo Đại Đoàn Kết, ngày 27/7/2011.
^ Đăng lại trên Vietnamnet ngày 20/7/2011.
^ Bài Báo Việt Nam nói về Công hàm Phạm Văn Đồng, trên BBC Vietnamese ngày 20/7/2011.
^ Tuyên cáo của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 14 tháng 02 năm 1974
^ White Paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands, Republic of Vietnam, Ministry of Foreign Affairs, Saigon, 1975
^
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/04/3BA0DD47^ a b Thi Lam, Massacre in the Gulf of Tonkin, Bnet
^ a b Qin Chuan, Nine Vietnamese ships detained in Hainan, China Daily
^ a b Vietnamnet, Các tàu cá tránh bão bị tàu lạ cướp tài sản
^ a b Nguyễn Trung, Lời kể ngư dân bị tàu Trung Quốc bắn, BBC
^ Trú bão: bị cướp và ăn đònNgày 10.10.2009 Giờ 10:41
^ a b Reuters, China chides Vietnam over island dispute
^ Reuters, China warns Exxon over Vietnam deal-newspaper
^ a b Morningstar, BP To Withdraw From 2 Exploration Blocks Off Vietnam, 20-03-2009
^ Yi Rong, Marine industry offers huge opportunities, China Daily
^ Ian James Storey, Living with the Colossus: How Southeast Asian Countries Cope with China , 1999
^ Dana Rohrabacher, Report to Congress of the United States, 15-12-1998
^ a b Pia Lee-Brago, US urged to back RP in Spratlys claim , 06-03-2009
^ Barbara Mae Dacanay, Arroyo signs into law bill claiming islands' sovereignty, gulfnews
^
http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/04/3BA0E635/[sửa] Tham khảo
Sách "Hoàng Việt địa dư chí" do Phan Huy Chú biên soạn. Bản in vào mùa xuân, niên hiệu Thành Thái thứ 9 (1897) hiện được lưu trữ tại thư viện Harvard - Yenching thuộc Đại học Harvard.
Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, Lê Minh Nghĩa, Từ Đặng Minh Thu, Vũ Quang Việt, Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, TpHCM, Nxb Trẻ, 2008.
[sửa] Xem thêm
Hải chiến Hoàng Sa, 1974
Quần đảo Trường Sa
Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông
Quần đảo Trung Sa
Huyện đảo Lý Sơn
Tam Sa
[sửa] Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về: Hoàng Sa
Đại Nam nhất thống toàn đồ và một số bản đồ xưa của phương Tây chứng tỏ Hoàng Sa Trường Sa thuộc hải phận Việt Nam.
Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông
Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa
Quan điểm Việt Nam (tiếng Anh)
Cả một đời nghiên cứu Hoàng Sa, báo Tuổi trẻ
Tập san Sử Địa số 29, Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa, Sài Gòn, Tháng 1, 2, 3 - 1975, và bản e-book
Phản ứng của Việt Nam về việc Trung Quốc đưa ra "Bản đồ chuẩn" (BBC tiếng Việt)
Bản đồ cổ ở London chứng tỏ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam
Cộng đồng mạng đấu tranh vì Trường Sa - Hoàng Sa
Tài liệu Hoàng Sa (Paracel Islands) và Trường Sa (Spratly Islands)
Hoàng Sa - tường trình 35 năm sau - Báo Tuổi Trẻ
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
-----------------------
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Sa
- Attachments
-

- Paracel_Islands-CIA_WFB_Map.png (6.17 KiB) Viewed 464 times